Lác mắt, hay còn gọi là lé mắt, là một bệnh lý hay gặp ở mắt, hai mắt không di chuyển theo hướng giống nhau khi ta nhìn vào một vật. Mắt lác xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa các cơ vận nhãn, tùy theo cơ vận nhãn bị ảnh hưởng mà dẫn đến:
• Mắt lệch vào trong gọi là lác trong
• Mắt lệch ra ngoài gọi là lác ngoài
• Mắt lệch lên trên hoặc xuống dưới gọi là lác đứng
Bệnh có thể được bố mẹ hoặc những người xung quanh nhận ra qua những dấu hiệu như sau:
• Hai mắt không thẳng hàng: khi người bệnh nhìn thẳng phía trước, 2 mắt không thẳng hàng hoặc 1 mắt lệch so với mắt còn lại.
• Tầm nhìn đôi: người bệnh có hiện tượng nhìn hình ảnh từ 1 thành 2 cái
• Chớp hoặc nheo mắt khi nhìn
• Tư thế bất thường của đầu vá cổ (nghiêng đầu, ngửa/cúi mặt, xoay phải/trái)
• Có những trường hợp lác ẩn thì cần thăm khám với bác sĩ nhãn khoa để được phát hiện.
Bệnh lác do những nguyên nhân nào?
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến bệnh mắt lác, cụ thể như sau:
- Mắt lác bẩm sinh: Đây là tình trạng trẻ mới sinh ra đã bị lác mắt hoặc có biểu hiện lác mắt trong vòng 6 tháng đầu sau khi sinh.
- Nguyên nhân khác: Mắt bị lác thứ phát, bắt nguồn từ các bệnh lý như:
• Các tật khúc xạ về mắt: Cận, viễn hoặc loạn thị mức độ nặng hoặc bất đồng khúc xạ và được chỉnh kính kính đúng độ, đúng lúc.
• Bệnh lý khiến mắt bị giảm thị lực: Bệnh đục thủy tinh thể, sẹo giác mạc hay ung thư nguyên bào võng mạc, các bệnh lý võng mạc khác…
• Tổn thương não
• Bệnh toàn thân: Đái tháo đường, khối u, Basedow…
• Nhiễm trùng, thuốc.
Mắt bị lác ảnh hưởng đến người bệnh thế nào?
Khi bị bệnh mắt lác, người bệnh sẽ bị suy giảm nghiêm trọng về thị lực và thị trường, tâm lý cũng bị ảnh hưởng rất lớn:
Ảnh hưởng về thị lực:
• Mắt lác nhẹ khiến cho thị lực suy giảm, nếu bị lé mắt trong thời gian dài có thể gây nhược thị sâu.
• Khi bị lác mắt, thị giác 2 mắt của người bệnh sẽ bị tổn hại.
• Bên mắt bị lé sẽ bị giảm trường nhìn (giảm thị trường)
Ảnh hưởng về tâm lý
Bệnh lé mắt còn gây ra những tác động tiêu cực tới tâm sinh lý người bệnh, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Họ sẽ cảm thấy rụt rè, tự ti, ngại giao tiếp. Vì vậy, việc sinh hoạt, học tập và công việc hàng ngày của họ cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Một số biến chứng của bệnh mắt lé: Hạn chế liếc mắt (vận nhãn), lệch đầu vẹo cổ, rung giật nhãn cầu…
Điều tri bệnh lác
Mục tiêu điều trị
+ Ở trẻ < 6 tuổi và trẻ đi học: bảo toàn chức năng hợp thị hai mắt và ngăn ngừa mù mắt lé
+ Ở người trưởng thành: Chỉnh lé chỉ có mục đích thẩm mĩ.
Các phương pháp điều trị lác
Tùy theo từng trường hợp lác, sẽ áp dụng một hoặc kết hợp các phương pháp sau:
+ Tập quy tụ, tập liếc sang hướng ngược chiều lác.
+ Đeo kính khi lác do quy tụ điều tiết hay kèm tật khúc xạ.
+ Tập nhược thị.
+ Phẫu thuật: Điều chỉnh các cơ vận nhãn nhằm đưa 2 mắt về thẳng trục.
Ưu điểm khi điều trị bệnh lác tại Bệnh viện Mắt Nghệ An
Khi đến thăm khám và điều trị tại Bệnh viện Mắt Nghệ An, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân sẽ được yên tâm bởi đây là Bệnh viện chuyên khoa hạng II, tuyến cuối cùng khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa Mắt trên địa bàn tỉnh Nghệ An, nên bệnh nhân sẽ được:
- Được thăm khám với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm
- Được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp
- Được thực hiện phẫu thuật bằng trang thiết bị hiện đại, tiên tiến và phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn, giúp hạn chế tối đa tổn thương, rút ngắn thời gian hồi phục.
- Quy trình chăm sóc hậu phẫu chu đáo, tận tình và theo dõi sát sau sự hồi phục của người bệnh.
- Có mức chi phí phù hợp với nhiều gia đình.
Bệnh viện Mắt Nghệ An hằng năm thực hiện nhiều trường hợp chỉnh lác, lé và mang lại sự tự tin cho bệnh nhân. Với hệ thống máy móc hiện đại, vô trùng đảm bảo an toàn cao được thực hiện của bác sĩ tay nghề cao, trình độ chuyên môn giỏi sẽ giúp cho quá trình phục hồi nhanh chóng và hiệu quả lâu dài. Vì vậy, nếu có dấu hiệu bất thường về mắt hãy đến ngay Bệnh viện Mắt Nghệ An để được thăm khám, đừng để bệnh lác/ lé ngăn cản tương lai của con trẻ chúng ta.
Tổ công tác xã hội