TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN MẮT NGHỆ AN
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
- Năm 1957: Đội phòng chống mắt hột lưu động (tiền thân của Trạm mắt) trực thuộc Ty Y tế Nghệ An được thành lập, trụ sở đóng tại xã Bạch Ngọc, huyện Thanh Chương.
- Năm 1959: Đội chuyển về đóng ở Ty Y tế Nghệ An (nay là Nhà in Nghệ An)
- Năm 1960: Đội tiếp tục chuyển trụ sở theo Ty Y tế về nhà Dòng đối diện trụ sở cũ. Đội mắt tập trung đào tạo chuyên môn cho các y sỹ mở các lớp chuyên khoa về phòng chống mắt hột. Mỗi năm đào tạo 6-7 lớp, mỗi lớp 40 học viên, sau đào tạo các y tá về xã làm công tác.
- Ngày 26/6/1964: Trạm mắt Nghệ An chính thức được thành lập theo Quyết định số 86 của Bộ Y tế. Trụ sở đóng tại xóm Tân Tiến, Hưng Dũng ngày nay.
- Cuối năm 1964: Trước tình hình đế quốc Mỹ điên cuồng tấn công, Trạm mắt sơ tán lên xã Nam Hùng, huyện Nam Đàn.
-Năm 1965: Mỹ ngày càng đánh phá ác liệt, Trạm mắt phải sơ tán lên xã Thanh Ngọc, Thanh Chương.
- Năm 1968: Nhờ có sự viện trợ từ Viện Mắt TW, công tác mổ quặm mắt đạt nhiều kết quả, Trạm đã mổ thành công cho hàng trăm bệnh nhân.
- Năm 1969: Trạm Mắt chuyển ra Diễn Châu. Tại đây, cán bộ nhân viên Trạm phân nhỏ lực lượng đi các huyện để điều trị mắt cho bệnh nhân, ưu tiên các vùng sâu vùng xa, hẻo lánh như Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Hợp, Quỳ Châu,….
- Năm 1973: Trạm Mắt chuyển về thành phố Vinh, đóng trụ sở tại phường Hưng Dũng ngày nay. Nhiệm vụ của Trạm Mắt lúc này là điều trị các bệnh về mắt hột và mổ quặm cho bệnh nhân.
- Năm 1976: Trạm Mắt Nghệ An và Trạm Mắt Hà Tĩnh cũng sát nhập và đổi tên thành Trạm Mắt Nghệ Tĩnh. Đội ngũ cán bộ, nhân viên gồm 24 người, trong đó có 4 bác sỹ.
- Năm 1986: Trạm mở rộng kỹ thuật mổ mổ thịt mắt cho bệnh nhân
- Năm 1987: Trạm Mắt tự chủ về kinh phí hoạt động. Thành lập Đội phẫu thuật lưu động tuyến huyện với 24 thành viên. Trạm Mắt đã thực hiện thành công ca mổ đục thủy tinh thế đầu tiên.
- Cuối năm 1991: 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh tách ra, theo đó Trạm Mắt Nghệ Tĩnh tách ra thành Trạm Mắt Nghệ An và Trạm Mắt Hà Tĩnh.
- Năm 2000: Tổng số cán bộ, nhân viên Trạm Mắt là 30 người, trong đó có 2 thạc sỹ, 4 bác sĩ chuyên khoa cấp I, 2 bác sỹ đa khoa.
- Ngày 29/8/2006: UBND Tỉnh ra Quyết định số 3108 nâng cấp Trạm Mắt lên thành Trung tâm Mắt tỉnh Nghệ An. Đội ngũ cán bộ, nhân viên gồm 45 người, trong đó có 16 bác sĩ, 18 y tá chuyên khoa và 2 kỹ thuật viên chỉnh quang.
- Ngày 16/3/2012: Sau những thành tích đạt được và nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, UBND Tỉnh ký Quyết định số 737/QĐ-UBND nâng cấp Trung tâm Mắt tỉnh Nghệ An thành Bệnh viện Mắt Nghệ An với quy mô 100 giường bệnh, với diện tích 12.000.000m2 tại xóm 7 Xã Nghi Phú TP Vinh.
-Từ năm 2012 - 2015, Bệnh viện hoạt động tại địa chỉ số 11 đường Mai Hắc Đế - tp Vinh, trên khuôn viên rộng 2.340m2 với quy mô 50 giưòng bệnh. Bệnh viện thành lập 4 khoa, 3 phòng, gồm: Khoa khám bệnh - cận lâm sàng; khoa phẫu thuật và chống nhiễm khuẩn; khoa điều trị tổng hợp và khoa dược - vật tư y tế.
- Tháng 3 năm 2021: Bệnh viện mới ở xóm7, Nghi phú hoàn thành và chuyển vào hoạt động với quy mô 120 giường bệnh. Tổng số 77 cán bộ, trong đó có 1 Tiến sỹ, 2 Bác sỹ chuyên khoa cấp II, 4 bác sỹ chuyên khoa cấp I, 4 Thạc sỹ, 9 bác sỹ chuyên khoa. (Mới chỉ có Tờ trình của Sở y tế gửi UBND tỉnh về việc cho phép di chuyển trụ sở làm việc mới, chưa có quyết định chính thức của UBND tỉnh)
II. THÀNH TỰU VÀ DANH HIỆU ĐẠT ĐƯỢC
- Từ năm 1979-1982: Với sự nỗ lực của tập thể cán bộ, nhân viên Trạm Mắt, tỷ lệ mắt hột giảm đáng kể (từ 80% giảm xuống còn 22%); tỷ lệ quặm từ 6,24% xuống còn 2,4%.
- Năm 1982: Đảng và nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.
- Từ năm 1998-1999: Trạm đã mổ đục thủy tinh thể cho gần 2.500 người.
- Từ năm 2000- 2002: Trạm đã mổ đục thủy tinh thể cho gần 5.000 người.
- Năm 2003: Điều trị cho 63.297 bệnh nhân bị mắt hột hoạt tính, mổ 1.962 bệnh nhân bị quặm mắt, phẫu thuật đục thủy tinh thế cho 1.863 bệnh nhân.
- Cuối năm 2004: Trạm Mắt đạt đơn vị xuất sắc, chi bộ đạt trong sạch vững mạnh.
- Năm 2005: Thực hiện các chương trình giải phóng mù lòa ở tuyến huyện đạt kết quả cao, gần 2.000 bệnh nhân mổ đục thủy tinh thế, 2.500 bệnh nhân được mổ quặm mắt miễn phí.
- Từ năm 2006-2008: Thực hiện đề án xóa mù lòa trong 3 năm 2006-2008, kết quả đạt được hơn 12 ngàn bệnh nhân bị mù do đục thủy tinh thể được phẫu thuật thành công.
- Từ năm 2007-2012: phẫu thuật đem lại ánh sáng cho 35.680 người mù do đục thủy tinh thế; trong đó có hàng chục nghìn bệnh nhân nghèo ở vùng sâu vùng xa được mổ miễn phí và lưu động.
- Năm 2010: Chủ tịch UBND tỉnh tặng Danh hiệu tập thể lao động xuất sắc. QĐ số 1809 ngày 24/5/2010.
-Năm 2011 Tổng LĐLĐVN tặng BK. QĐ số 33/ QĐ-TLĐ ngày 04/01/2012
- Từ năm 2012 - nay:
+ Thực hiện nhiều các hoạt khám chữa bệnh miễn phí ở các huyện; phối kết hợp với nhà trường quản lý Tật khúc xạ ở học sinh;
+ Phối hợp vối Bệnh viện Mắt Trung ương và các cơ sở nhãn khoa lớn khác trên toàn quốc như: Bệnh viện Mắt TP Hồ Chí Minh, Đà nẵng mở các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho CBVC;
+ Phối hợp với Trường Đại học Y khoa Vinh đào tạo cho sinh viên đại học và sau đại học. Tăng cường công tác hợp tác quốc tế vối các tổ chức nước ngoài.
- Năm2012 BK của CT UBND tỉnh. QĐ số 5012/ QĐ- UBND.TĐ ngày 12/12/2012
- Năm 2016 Chủ tịch UBND tặng GK QĐ số 271/QĐ-UBND ngày 18/01/2017
- Năm 2017 Chủ tịch UBND tặng Bằng khen số 602/QĐ-UBND ngày 09/02/2018
III. LÃNH ĐẠO BỆNH VIỆN MẮT QUA CÁC THỜI KỲ
-
Đội trưởng, Trạm trưởng, Giám đốc.
TT
|
HỌ TÊN
|
CHỨC VỤ
|
THỜI GIAN
|
1
|
Trần Văn Xuân
|
Đội trưởng
|
Từ năm 1959 - 1960
|
2
|
Y sỹ Đào Nguyên Giao
|
Đội trưởng
|
Từ năm 1960 - 1964
|
3
|
Ysỹ Nguyễn Quỳnh
|
Đội trưởng
|
Từ năm 1964 – 1966
|
4
|
Bác sỹ Nguyễn Tất Chính
|
Trạm trưởng
|
Từ năm 1966 - 1968
|
5
|
Bác sỹ Nguyễn Quỳnh
|
Trạm trưởng
|
Từ năm 1968 - 1984
|
6
|
Bác sỹ Nguyễn Xuân Trường
|
Trạm trưởng
|
Từ năm 1984 - 1993
|
7
|
Bác sỹ Nguyễn Huy Hàn
|
Trạm trưởng
|
Từ năm 1993 – 2003
|
8
|
Thạc sỹ - Bác sỹ Nguyễn Hữu Lê
|
Giám đốc
|
Từ năm 2003 – tháng 12/2020
|
9
|
Tiến sỹ - Bác sỹ Trần Tất Thắng
|
Giám đốc
|
Tháng 12/2020 đến nay
|
-
Đội phó, Phó trưởng trạm, Phó Giám đốc
TT
|
HỌ TÊN
|
CHỨC VỤ
|
THỜI GIAN
|
1
|
Y sỹ Văn Bá Hà
|
Đội phó
|
Từ năm 1959 - 1960
|
2
|
Y sỹ Tô Bá Bảy
|
Đội phó
|
Từ năm 1960 - 1976
|
3
|
Bác sỹ Nguyễn Văn Chất
|
Phó Trạm trưởng
|
Từ năm 1976 - 1987
|
4
|
Y sỹ Nguyễn Thi
|
Phó Trạm trưởng
|
Từ năm 1987 - 1991
|
5
|
Bác sỹ Nguyễn Huy Hàn
|
Phó Trạm trưởng
|
Từ năm 1991 - 1994
|
6
|
Bác sỹ Hoàng Tiến Dũng
|
Phó Giám đốc
|
Từ năm 1994 - 2012
|
7
|
Bác sỹ CKII. Phạm Văn Minh
|
Phó Giám đốc
|
Tháng 11/2010 đến nay
|
8
|
Bác sỹ CKII. Hồ Hữu Sơn
|
Phó Giám đốc
|
Năm 2020 đến nay
|
IV. TẦM NHÌN – SỨ MỆNH
1. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
- Ưu tiên, có cơ chế thu hút tuyển dụng các đối tượng có trình độ cao như Tiến sỹ, CKII, Thạc sỹ, CKI, Bác sỹ đa khoa tốt nghiệp loại giỏi từ các trường Đại học uy tín...
- Tập trung đào tạo chuyên khoa sau đại học, đào tạo chuyên khoa cho đối tượng bác sỹ, điều dưỡng. Cụ thể: Đào tạo Tiến sỹ, BSCK II, Thạc sỹ, BSCK I; BSCKĐH; đào tạo y tá chuyên khoa, kỹ thuật viên chỉnh quang.
- Đào tạo quản lý nhà nước, chính trị cho các đối tượng Trưởng khoa phòng, các đối tượng trong quy hoạch.
2. Phát triển chuyên môn kỹ thuật
- Thường xuyên cập nhật các hướng dẫn của Bộ Y tế để củng cố bộ quy trình kỹ thuật chuyên môn của đơn vị.
- Tăng cường đào tạo ngoại ngữ, cắt cử cán bộ tham gia các hội thảo, hội nghị chuyên khoa trong nước và quốc tế. Cập nhật các kỹ thuật chuyên môn mới. Từ đó có lịch trình cử cán bộ, kíp kỹ thuật đi đào tạo. Có chương trình phối kết hợp với Bệnh viện Mắt Trung ương, Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh trong việc đào tạo theo hình thức 1816 hoặc cầm tay chỉ việc.
- Phối kết hợp với các Công ty dược, thiết bị Y tế để xây dựng cơ chế phối kết hợp, xã hội hóa trong việc phát triển và áp dụng cụ thể hóa các kỹ thuật chuyên môn mới vào khám chữa bệnh.
- Phát triển các kỹ thuật mới gồm: ghép giác mạc điều trị, phẫu thuật LASIK.
3. Đào tạo
Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác chỉ đạo tuyến nhằm hỗ trợ, hướng dẫn, chuyển giao những kỹ thuật, chuyên môn phù hợp cho từng đơn vị y tế tuyến dưới.
Đồng thời giao cho các TTYT, Bệnh viện tuyến huyện xây dựng kế hoạch cử các y, bác sĩ đến Bệnh viện Bệnh viện Mắt Nghệ An trực tiếp học tập, đào tạo từ 3 -6 tháng để đào tạo chuyên sâu như Glocom, Bệnh Giác mạc, Dịch kính võng mạc... Sau khi đào tạo, các bác sĩ cập nhật nhiều kiến thức, có kinh nghiệm chuyên môn, giúp cho đơn vị triển khai những kỹ thuật mới.
4. Công tác xã hội
Xây dựng Tổ công tác xã hội với các chức năng:
+ Tổ chức các hoạt động công tác xã hội để hỗ trợ vật chất và tinh thần cho người bệnh và người nhà người bệnh;
+ Hỗ trợ nhân viên y tế trong hoạt động khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người bệnh, đồng thời tham gia phát triển chương trình xã hội và sức khỏe trong cộng đồng.
+ Thông tin, truyền thông và phổ biến, giáo dục pháp luật; Các hoạt động từ thiện, công tác xã hội của bệnh viện tại cộng đồng và thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban Giám đốc Bệnh viện.
5. Phát triển khoa phòng.
Đến hết năm 2025 có đầy đủ các khoa phòng cơ bản. Thành lập các khoa phòng mới theo lộ trình gồm: khoa Khúc xạ chỉnh quang, khoa Mắt nhi, khoa Hốc mắt tạo hình.
TỔNG KẾT
Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, dù trong bất cứ giai đoạn nào, hoàn cảnh nào, tập thể cán bộ, nhân viên Bệnh viện Mắt Nghệ An đều đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thử thách, tập trung hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Với mỗi cán bộ, nhân viên bệnh viện đã làm việc thì phải nỗ lực hết mình trong công cuộc đem lại ánh sáng cho các “cửa sổ tâm hồn”. Trên khắp mọi nẻo đường của Tỉnh Nghệ An, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, các huyện miền núi rẻo cao, các vùng dân tộc thiểu số đều ghi đậm dấu chân những người cán bộ ngành nhãn khoa. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, trong thời chiến hay thời bình đều đặt y đức người thầy thuốc lên trên hết với mục tiêu xây dựng đơn vị theo tiêu chí “ Đổi mới , phát triển, hướng tới sự hài lòng của người bệnh”. Góp phần đưa Bệnh viện Mắt Nghệ An ngày càng phát triển, xứng tầm là Bệnh viện chuyên khoa Mắt kỹ thuật cao hàng đầu khu vực Bắc miền Trung./.
Nhóm Tác Giả Bệnh viện Mắt Nghệ An