• Thời gian khám bệnh

    Thứ 2 - Thứ 6 : Từ 7h00 - 16h00

    Thứ 7 : Từ 8h00 - 16h00

    Khám ngoài giờ

    Thứ 2 - Thứ 6 : Từ 16h00-18h00

Rận mu mi mắt

Ngày 03/3/2017

Nhân trường hợp bệnh nhân Nguyễn Thị Phương 46 tuổi đến khám và phát hiện rận mu mi mắt tại phòng khám mắt thuộc Khoa khám bệnh - Cận lâm sàng Bệnh viện mắt Nghệ An. Bệnh nhân đến khám vì triệu chứng ngứa nhặm mắt phải nhiều, điềutrị ở nhà không đỡ nên đến khám tại bệnh viện mắt Nghệ An được các Bác sỹ và điều dưỡng thăm khám tỉ mỉ phát hiện ra bệnh Rận mu mi mắt.

Hình ảnh Rận mu trên mi mắt bệnh nhân Nguyễn Thị Phương 

Hình ảnh Rận mu được chụp qua kính hiển vi tại Bệnh viện Mắt Nghệ An 

Khám bệnh

Những người có bệnh rận mu thường đi khám vì ngứa hoặc vì họ nhận thấy rận hoặc trứng trên lông mu của mình(H1)

Rận mu là loại côn trùng ký sinh hay còn gọi là rận lông mu, rận cua, chấy cua, rận bẹn. Rận mu có tên khoa học là Pthirus pubis (Linnaeus, 1758), thuộc bộ Anoplura.

Nhiễm ký sinh trùng rận mu được xem là một bệnh lây truyền qua đường tình dục. Chúng có chu kỳ phát triển nội sinh tức hoàn thiện vòng đời ngay trên cơ thể ký chủ.

Pthirus pubis là một loài rận thuộc côn trùng hút máu không có cánh, sống và sinh sản ở vùng da lông mu, vùng sinh dục nhất là ở nam giới, ngoài ra rận mu có thể được tìm thấy ở lông mày, lông mi, râu, ria mép, ngực, nách, vv, rất ít gặp ở tóc. Khi ký sinh trên cơ thể con người, rận mu là tác nhân gây ra bệnh rận mu hay rận lông mu gây ra triệu chứng ngứa ngáy ở những vùng nhạy cảm.

Mặc dù bất kỳ vị trí nào của cơ thể có thể bị rận, nhưng chúng thường gây bệnh ở lông của bộ phận sinh dục và khu vực ven đường hậu môn. Đặc biệt là ở những bệnh nhân nam, rận mu và trứng cũng có thể được tìm thấy trong tóc, trên bụng và dưới nách, cũng như trên bộ râu và ria mép, trong khi ở trẻ chúng thường được tìm thấy trong lông mi.

Rận mu cho tới nay chưa phát hiện truyền bệnh gì. Ngứa là các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh, nguyên nhân là do nước bọt của rận, khi rận hút máu, nước bọt tiết ra tạo ra phản ứng. Ngứa xảy ra sau 1 - 2 tuần nhiễm bệnh. Như với nhiễm ký sinh trùng rận khác, ngứa dữ dội dẫn đến gãi, gãi có thể gây ra lở loét và nhiễm khuẩn thứ phát. Nếu lông mi bị nhiễm rận, kèm theo nhiễm trùng thứ cấp có thể đưa tới viêm kết mạc mụn rộp và viêm giác mạc. Ngoài ra, bệnh nhân có thể mất ngủ, tâm thần bị ức chế.

Sẩn đỏ ngứa là biểu hiện phổ biến nhất, ngứa có xu hướng tồi tệ hơn vào ban đêm. Vết thâm và trầy xước tìm thấy trên da bệnh nhân.

Một biểu hiện khác của căn bệnh là trứng, trứng rận mu gắn liền với lông mu hoặc ít hơn là các vùng lông khác của cơ thể (lông mi, lông mày, râu, ria mép, nách, ngực, lưng) làm cho chúng ta khó chịu.

Rận mu trên đầu (lông mi hay lông mày) của một đứa trẻ có thể là một dấu hiệu cho thấy tiếp xúc tình dục hoặc lạm dụng.

Người bị nhiễm rận mu nên được đánh giá đối với các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Rận mu được truyền qua tiếp xúc cơ thể gần gũi (ví dụ, từ một bộ râu bị nhiễm khuẩn hoặc ngực), có thể quan hệ tình dục.

Rận mu thường được chẩn đoán bằng cách cẩn thận kiểm tra lông mu tìm trứng, nhộng và con trưởng thành. Rận và trứng có thể được gỡ bỏ, hoặc với kẹp hoặc bằng cách cắt tóc bị nhiễm khuẩn bằng kéo (ngoại trừ vùng mắt), định loại trên kính hiển vi. Nếu rận được phát hiện trong một thành viên gia đình, toàn bộ gia đình cần phải được kiểm tra và chỉ những người đang bị nhiễm rận cần được điều trị.

Có dấu hiệu nhiễm trùng như bệnh chốc lở.

Viêm bờ mi ở trẻ nhỏ không phải rận mu, lông mi nên được xem với một kính lúp có độ phóng đại cao để tìm nguyên nhân.

Điều trị:  Tại mắt

Lấy hết và sạch rận và trứng rận bằng phẫu tích không mấu,rửa dung dịch Betadin pha loãng

Bôi mỡ tobradex trực tiếp vùng da mi rận bám,da mi đỏ

Dùng thêm một số thuốc nhỏ mắt thông thường: oflovid, systane untra,…

Khám thêm chuyên khoa khác như : da liễu để được dung thuốc phù hợp

Phòng bệnh

- Sau điều trị, hầu hết trứng tồn tại trên lông tóc. Trứng rận có thể được gỡ bỏ bằng móng tay, kẹp hoặc nhíp.

- Để loại trừ rận hoặc trứng còn lại trên quần áo, khăn, hoặc giường. Giặt và phơi khô những đồ dùng người bị bệnh, dùng lại sau 2 - 3 ngày. Các đồ dùng không thể giặt có thể được lưu trữ trong một túi nhựa kín trong 2 tuần.

- Lặp lại điều trị trong 9 - 10 ngày nếu rận còn sống vẫn được tìm thấy.

- Người dân hay nhân viên y tế đi vào vùng dịch bệnh lưu hành cần mặc quần áo bảo hộ tẩm hóa chất xua, diệt côn trùng; quần áo trơn láng, bó sát cổ, cổ tay, cổ chân.

Bệnh viện mắt Nghệ an

Nhóm Bác sỹ-Điều dưỡng thực hiện :Bác sỹ CKI Nguyễn Thị Vân-Bác sỹ CKI Nguyễn Hữu Vinh - Bác sỹ CKI Lưu Thùy Linh - Điều dưỡng Lê Thị Giang